HTML là một định dạng đặc biệt của XML nên nó có đầy đủ các tính chất của XML như: Mỗi thẻ đều có thể có node con, mỗi thẻ đều có các thuộc tính và trong một tài liệu HTML sẽ có một thẻ cha (chính là thẻ HTML). Như vậy là nó đã phân cấp rất rõ ràng và các vị trí sẽ không bị đè lẫn nhau.
Nhưng vấn đề hiển thị của HTML lại phụ thuộc vào CSS và các thẻ có thể bị đè lên nhau bằng cách sử dụng các thuộc tính đặc biệt trong CSS như float, position. Và để giải quyết vấn đề đó như thế nào thì thì chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
1. Thuộc tính z-index trong CSS
Thuộc tính
z-index
được sinh ra nhằm giải quyết cấp độ hiển thị của các thẻ HTML lên trình duyệt Browser, hay nói cách khác z-index
giống như đánh số thứ tự hiển thị, thẻ nào có z-index
cao thì nằm phía trên và thẻ nào có z-index
thấp thì nằm phía dưới.
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng sử dụng được
z-index
nên bạn phải biết các tính chất sau:- Bạn chỉ thiết lập
z-index
được cho các thẻ có khai báoposition:absolute
. - Giá trị của
z-index
là một con số (âm hoặc dương). - Hai thẻ có cùng
z-index
thì sẽ tuân theo quy luật thẻ nào nằm dưới thì được hiển thị phía trên, thẻ con sẽ nằm trên thẻ cha. - Giá trị
z-index
mặc định của các thẻ HTML là 1, vì vậy các thẻ HTML thông thường nếu nằm phía dưới thì nó sẽ đè thẻ phía trên.
Cú pháp của
z-index
như sau:
1
2
3
| selector{ z-index : value } |
Giá trị | Ví dụ | Giải thích |
---|---|---|
auto | z-index: auto | Tự động sắp xếp chồng lên nhau theo thứ tự mặc định của HTML |
một con số | z-index: 999 | Sắp xếp chồng lên nhau theo giá trị truyền vào. Như trong ví dụ là 999 |
inherit | z-index:inherit | Thừa hưởng thuộc tính z-index của thành phần cha. |
2. Ví dụ z-index trong CSS
Để bạn hiểu rõ hơn thì chúng ta sẽ làm một số ví dụ về z-index trong CSS để các bạn dễ hiểu bài hơn.
Lưu ý: Tất cả những ví dụ dưới đây đều sử dụng cấu trúc HTML phía dưới đây nên trong các ví dụ mình chỉ viết CSS thôi nhé.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
| <!DOCTYPE html> < html > < head > < meta name = "viewport" content = "initial-scale=1.0, user-scalable=no" > < meta charset = "utf-8" > < title >Control z-index</ title > </ head > < body > < div id = "map1" > </ div > < div id = "map2" > </ div > </ body > </ html > |
z-index khi không có position absolute
Trong ví dụ này ta cho thẻ
div#map2
có margin-top: -50px
để nó đè thẻ div#map1
và này ta thiết lập z-index
cho #map1
lớn hơn #map2
.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
| #map 1 { width : 200px ; height : 100px ; background : blue ; z-index : 2 ; } #map 2 { width : 200px ; height : 100px ; background : yellow; margin-top : -50px ; z-index : 1 } |
Chạy lên thẻ div màu vàng sẽ đè một phần của thẻ div màu xanh. Điều này là ĐÚNG bởi vì cả hai thẻ không có thuộc tính position nên không sử dụng
z-index
và lúc nó sẽ hiển thị tuân theo quy luật mặc định của HTML.z-index giữa absolute và không có absolute
Trong ví dụ này ta khai báo thẻ div màu xanh vàng là
position:absolute
và màu xanh không có, lúc này thẻ màu vàng có thể sử dụng được thuộc tính z-index. Tuy nhiên việc sử dụng là không cần thiết bởi vì theo cách hiển thị mặc định thì thẻ vàng luôn luôn đè lên thẻ xanh. Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao thẻ vàng nằm dưới thẻ xanh? Chúng ta xem đoạn CSS sau:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
| #map 1 { width : 200px ; height : 100px ; background : blue ; } #map 2 { width : 200px ; height : 100px ; position : absolute ; top : 50px ; left : 8px ; background : yellow; z-index : -1 } |
Chạy lên và thẻ vàng nằm dưới thẻ xanh và kết quả này giống với mong đợi của chúng ta. Nhìn lại CSS thì ban thấy mình khai báo thẻ vàng có
z-index:-1
. Như vậy ta sử dụng giá trị âm để xử lý cho trường hợp này.z-index giữa hai thẻ có absolute
Trường hợp này thì thẻ nào có z-index cao thì sẽ nằm trên.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
| #map 1 { width : 200px ; height : 100px ; position : absolute ; top : 50px ; left : 50px ; background : blue ; z-index : 2 ; } #map 2 { width : 200px ; height : 100px ; position : absolute ; top : 80px ; left : 70px ; background : yellow; z-index : 1 } |
Kết quả thẻ xanh nằm trên vì nó có
z-index
cao hơn. 3. Lời kết
Vậy là mình đã giới thiệu xong các trường hợp thường được sử dụng của z-index trong CSS. Qua bài này bạn phải hiểu được các ví dụ đó để sau này khỏi thắc mắc tại sao z-index cao mà lại nằm phía dưới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét