thiết lập màu nền với CSS background

Trong bài này chúng ta tìm hiểu cách thiết lập màu nền cho các thẻ HTML, đây là một thuộc tính khá quan trọng mà bạn cần phải nắm vững vì hầu hết các trang web đều có sử dụng thuộc tính này để tạo background với các hình ảnh hoặc màu sắc (color). Không đi đâu xa mà tại website freetuts.net bạn thấy hai bên trái phải ngoài cùng có màu nền xám xám, đó là mình sử dụng thuộc tính background-image để thiết lập đấy.
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu một số thuốc tính backgrounds sau:
  • background
  • background-color
  • background-image
  • background-repeat
  • background-attachment
  • background-position
Lưu ý: Vì vấn đề khó khăn trong demo nên mình sẽ viết dạng internal (xem các cách viết css)

1. CSS thiết lập màu nền cho background

Để thiết lập màu nền cho background thì ta sử dụng thuộc tính CSS backgroud-color hoặc background với giá trị của nó là màu sắc của background. Bạn có thể sử dụng mã màu hoặc tên màu bằng tiếng anh đều được.
Ví dụ: thiết lập background cho toàn trang màu đỏ
Thẻ mà ta có thể thiết lập background toàn trang là thẻ body nên ta chỉ cần gán CSS cho thẻ body là được.
1
2
3
body{
    background: red;
}
Hoặc:
1
2
3
body{
    background: #fb0320;
}
Hoặc:
1
2
3
body{
    background-color: #fb0320;
}

2. CSS thiết lập hình nền cho backround

Thiết lập hình nền thì ta sử dụng thuộc tính CSS backgrond hoặc background-image với tham số truyền vào là URL của hình ảnh.
Ví dụ: Lấy logo freetuts.net làm background cho toàn trang
1
2
3
Hoặc:
1
2
3
body{
}

3. Cho phép lặp hoặc không lặp background

Như ở ví dụ phần 2 bạn thấy background là logo và nó lặp nhiều lần, vậy làm thế nào không cho lặp background? Ta sẽ sử dụng thuộc tính background-repeat và thuộc tính này gồm các giá trị:
  • no-repeat : không lặp
  • repeat: cho phép lặp
  • repeat-x : lặp theo chiều ngang
  • repeat-y : lặp theo chiều đứng
Vẫn còn vài thuộc tính nữa nhưng thông thường chúng ta sử dụng 4 thuộc tính này là đủ rồi.
Ví dụ: Lấy logo freetuts.net làm background và sử dụng thuộc tính background-repeat với các trường hợp sau
NoteTrong demo này chỉ có một trường hợp nên bạn có thể thay đổi thuộc tính và chạy lại để xem nhé.

no-repeat

1
2
3
4
body{
    background-repeat: no-repeat;
}

repeat

1
2
3
4
body{
    background-repeat: repeat;
}

repeat-x

1
2
3
4
body{
    background-repeat: repeat-x;
}

repeat-y

1
2
3
4
body{
    background-repeat: repeat-y;
}

4. Thiết lập vị trí hiển thị cho background

Trường hợp bạn sử dụng background không lặp và bạn muốn background hiển thị ở một ví trí nào đó như centerleftright, ... thì bạn sử dụng thuộc tính background-position. Cấu trúc của nó là:
1
background-position: position1 position2
Trong đó position1 và position2 gồm các giá trị sau:
  • bottom: ở dưới
  • left: bên trái
  • right: bên phải
  • center: ở giữa
  • top: ở trên
Lưu ýkhi các bạn chọn giá trị thì phải chọn đúng chuẩn như: left bottomleft topright top, .. chứ không thể chọn left right được vì nó không tuân theo hệ tọa độ đề cát.
Ví dụ: Hiển thị background ở giữa
1
2
3
4
5
6
7
body
{
    height: 300px;
    background-repeat: no-repeat;
    background-position: center;
}
Ví dụ: Hiển thị background góc trái dưới
1
2
3
4
5
6
7
body
{
    height: 300px;
    background-repeat: no-repeat;
    background-position: left bottom;
}
Thực tế thì thuộc tính backgroud-position là viết tắt của hai thuộc tính background-position-x và backgroud-position-y nên thay vì truyền hai tham số vào background-position thì bạn có thể sử dụng nó để thay thế.

5. Thiết lập background đứng im khi scroll (fixed background)

Nếu màn hình dài quá thì khi bạn lăn chuột background sẽ kéo theo nên nếu bạn muốn nó đứng im thì có thể sử dụng thuộc tính background-attachment. Thông thường chúng ta sử dụng hai thuộc tính:
  • fixed: sẽ đứng im
  • scroll: sẽ di chuyển theo khi kéo
Ví dụ: Cho background đứng im khi lăn chuột
1
2
3
4
5
6
7
body
{
    height: 1000px;
    background-repeat: no-repeat;
    background-attachment: fixed;
}
Trong ví dụ này mình thiết lập chiều cao là 1000px để có thanh cuộn.

6. Sử dụng thuộc tính background nâng cao

Nếu bạn cảm thấy các thông số thiết lập background quá dài thì có thể sử dụng thuộc tính background ở dạng ghi tắt.
Ví dụ: ghi tắt với background
1
2
3
4
5
body
{
    height: 1000px;
    background: url('http://freetuts.net/upload/config/images/hoc-lap-trinh-online.png') no-repeat bottom fixed;
}

7. Sử dụng selector và background

Các ví dụ trên mình toàn dùng cho thẻ body nhưng trong thực tết bạn có thể dùng nó cho bất kì thẻ nào bằng cách sử dụngselector trong css.
Ví dụ: thiết lập background cho thẻ h1
1
2
3
4
5
h1
{
    height: 1000px;
    background: url('http://freetuts.net/upload/config/images/hoc-lap-trinh-online.png') no-repeat bottom fixed;
}
Ví dụ: Thiết lập background cho thẻ có id="demo"
1
2
3
4
#demo
{
    background: red;
}
Quá đơn giản phải không nào :D.

8. Lời kết

Trong bài này chủ yếu tìm hiểu các thuộc tính CSS xử lý background, nhưng vẫn còn nhiều thuộc tính nâng cao nữa nhưng ít khi sử dụng nên mình không trình bày nó trong bài này, bạn phải học từ từ mới thấm trong người được chứ vội quá quên hết. Chúc các ban học CSS vui vẻ :D

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét