Cách chia header làm 2 phần, một bên logo và 1 bên quảng cáo

Kết thúc bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau thực hiện cách chèn tiêu đề/logo cho blog trong header. Ở bài này, chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện chia nó làm hai phần, 1 phần để tiểu đề/logo của blog. Còn phần còn lại thì chèn cái gì là tùy bạn.

Chúng ta cùng nhìn lại đoạn code header của chúng ta trong bài viết trước. Nó sẽ như sau:
<div class='header'>
<b:section class='Header' id='Header' showaddelement='yes'>
<b:widget id='Header1' locked='false' title='Bài 3 - trong huong dan thiet ke tempalte (Tiêu đề)' type='Header' visible='true'/>
</b:section>
</div>
Bây giờ, để có thể chia nó thành 1 phần thì chúng ta sẽ cần tới 2 thẻ div và hai class/id riêng cho mỗi cái. Mình sẽ chọn 2 class là header-trai và header-phai. Cái header-trai sẽ chứa tên trang web, còn cái header-phai sẽ chứa phần bạn chèn thêm sau này.
Như vậy, chúng ta sẽ được đoạn code như sau:
<div class='header'>
<div class='header-trai'>
<b:section class='Header' id='Header' showaddelement='yes'>
<b:widget id='Header1' locked='false' title='Bài 3 - trong huong dan thiet ke tempalte (Tiêu đề)' type='Header' visible='true'/>
</b:section>
</div>
<div class='header-phai'>
Đây là phần nội dung của header-phai
</div>
</div>
Để thuận tiện hơn trong việc chỉnh sửa nội dung của header-phai. Ta sẽ thêm cho nó 1 thẻ b:section. Vậy chức năng của thẻ b:section là gì? Thẻ này sẽ giúp chúng ta có thể thêm được các widget tùy ý ngay trong phần quản lý bố cục mà không cần đụng tới code nữa.
Và như vậy mình sẽ lại có đoạn code như sau:
<div class='header'>
<div class='header-trai'>
<b:section class='Header' id='Header' showaddelement='yes'>
<b:widget id='Header1' locked='false' title='Bài 3 - trong huong dan thiet ke tempalte (Tiêu đề)' type='Header' visible='true'/>
</b:section>
</div>
<div class='header-phai'>
<b:section class='ben-phai' id='ben-phai' showaddelement='yes'/>
</div>
</div>
OK, bây giờ chúng ta thay đoạn code trên cho đoạn code header của bài viết trước và lưu lại. Quay về quản lý bố cục thì chúng ta sẽ thấy như hình dưới:
Bây giờ, việc của chúng ta là viết CSS cho 2 class này để sao cho mỗi cái nằm 1 bên là được. Và đây là đoạn CSS của mình!
.header-trai {
width: 30%;
float: left;
}
.header-trai img {
max-height: 60px;
width:auto;
}
.header-phai {
width: 70%;
float: right;
}
Chúc các bạn thành công!
Các bạn có thể xem DEMO tại: http://huongdanthietketempalte-4.blogspot.com/

Bài viết liên quan:

  • Bước đầu xây dựng bộ khung cho trang web của mìnhTrong bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau tạo ra 1 trang web trắng tinh rồi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau build lên bộ khung cho trang web nhé. Cái này tương đối dễ dối với người đã biết HTML và CSS rồi. Và với…
  • Thêm chức năng "Thêm tiện ích" cho Sidebar của bạnNếu như các bạn đã thực hiện đến bài thứ 6 của Serie Hướng dẫn thiết kế Template thì chắc hẳn bạn cũng nhận ra rằng blog của bạn cũng đã gần như là hoàn thiện về mặt chức năng chính rồi.Tuy nhiên, bạn đang thắc mắc …
  • Hướng dẫn thêm phần Footer cho Tempalte BlogspotBạn có thể hiểu rằng Footer chính là phần chân của trang web. Nó sẽ là nơi để bạn thêm các thông tin về mình, hay doanh nghiệp của bạn. Ngoài ra, cũng có thể là nơi hiển thị các đối tác của bạn hoặc có thể là bất kỳ thứ gì bạ…
  • Hướng dẫn hiển thị danh sách bài viết ra ngoài trang webTrong các bài viết trước, chúng ta đã cũng nhau tìm hiểu cách thiết kế header cho 1 trang web rồi. Tiếp tục, trong bài này, chúng ta sẽ đi đến tìm hiểu các code phần thân cho trang web của chúng ta.Các bạn nếu như đã vọc qua …
  • Cách chia header làm 2 phần, một bên logo và 1 bên quảng cáoKết thúc bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau thực hiện cách chèn tiêu đề/logo cho blog trong header. Ở bài này, chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện chia nó làm hai phần, 1 phần để tiểu đề/logo của blog. Còn phần còn lại thì chè…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét