Thuộc tính position trong CSS dùng để xác định vị trí hiển thị cho thẻ HTML và thường được dùng để xây dựng CSS cho menu đa cấp, tooltip hoặc một số chức năng khác. Position có tổng cộng 5 gias trị như bảng dưới đây nhưng trong bài này mình chỉ trình bày hai thuộc tính đó là
relative
và absolute
.Tên giá trị | Ý nghĩa |
---|---|
static | Dạng mặc định - sẽ hiển thị theo đúng thứ tự của nó (thường dùng để hủy các thuộc tính bên dưới) |
relative | Định vị trí tuyệt đối (vị trí bao ngoài), lúc này các thẻ HTML bên trong sẽ coi nó là thẻ cha |
absolute | Định vị trí tương đói theo thẻ cha (thẻ khai báo relative) hoặc thẻ body nếu ko có khai báo |
fixed | Định vị trí tương đối cho của sổ Browser của trình duyệt (khi kéo scroll nó sẽ không bị ẩn đi) |
inherit | Thừa hưởng các thuộc tính từ thành phần cha (thành phần bao ngoài nó) |
1. Position relative và absolute trong CSS
Ta có thể ví
relative
như một cái khung và absolute
là một hòn bi di chuyển bên trong cái khung nên nó có thể lăn tới bất kì vị trí nào, thậm chí nó có thể lăn ra bên ngoài khung. Và để thiết lập vị trí thì ta sử dụng bốn thuộc tính sau:- top: lên phía trên
- right: qua bên phải
- bottom: xuống phía dưới
- left: qua bên trái
Bạn chỉ có thể sử dụng nhiều nhất là 2 giá trị liền kề nhau tuân theo tọa độ đề cát, các cặp đó là: (top, right) - (right, bottom) - (bottom, left) - (left, top).
Lưu ý: Vì các giá trị (top, left, right, bottom) nằm trong tọa độ đề cát và tâm chính là các một trong những góc vuông (tùy vào cách chọn cặp) nên nếu nó mang số âm thì đối tượng HTML sẽ nằm ngoài khung.
Giả sử có ba thẻ HTML cấp 1, cấp 2, cấp 3, nếu thẻ cấp 3 là
relative
và thẻ cấp 2 cũng relative
thì lúc này thẻ cấp 1 nếu khai báo là absolute
thì nò sẽ chọn khung là thẻ có khai báo relative
gần nó nhất và thẻ đó chính là thẻ cấp 2.
Ví dụ: Xây dựng HTML như hình sau:
Nếu chúng ta sử dụng float và margin để làm bài này vẫn được nhưng rất phức tạp. Nhưng nếu sử dụng position và các thuộc tính bổ trợ (top, left, bottom, right) thì nó quá đơn giản.
HTML: Chúng ta tạo một thẻ
div
ngoài cùng và position
của nó là relative
, còn ba ô nhỏ bên trong ta cũng tạo 3 thẻ div
và position
của nó là absolute
nê nó sẽ lấy thẻ div ngoài cùng làm khung.
1
2
3
4
5
| < div class = "relative" > < div class = "absolute red" ></ div > < div class = "absolute yellow" ></ div > < div class = "absolute white" ></ div > </ div > |
CSS: Chúng ta viết CSS cho các class trong đoạn mã HTML trên.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
| . relative { height : 300px ; width : 300px ; position : relative ; margin : 100px auto ; background : blue ; } . absolute { position : absolute ; height : 40px ; width : 40px ; } . red { top : 200px ; left : 100px ; background : red ; } .yellow{ top : 100px ; left : 200px ; background : yellow; } . white { top : 150px ; left : 250px ; background : white ; } |
Trường hợp chúng ta không khai báo thẻ ngoài cùng là relative thì giao diện sẽ vỡ như sau:
Lý do là nó không tìm thấy thẻ cha nào được khai báo relative nên nó sẽ lấy thẻ body làm khung.
2. Lời kết
Thuộc tính position được sử dụng khá nhiều và điển hình nhất là xây dựng menu đa cấp bằng CSS, sau đó là các hiệu ứng tooltip kết hợp với Hover.
Vì bài viết có hạn nên mình sẽ không đưa thêm ví dụ nữa mà sẽ nói rõ hơn ở các bài thực hành tiếp theo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét